0942.202.202

9:00 đến 21:00

Cách Điều Trị Bệnh Chàm Ở Trẻ Em

Chàm hay còn được hiểu là bệnh viêm da dị ứng thường xuất hiện ở nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh chàm ở trẻ tuy phổ biến nhưng nếu cha mẹ không xử lí và điều trị kịp thời, bé rất dễ bị tổn thương, chậm phát triển, gây ra nhiều bất lợi đối với cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con.

1. Bệnh chàm ở trẻ nhỏ là gì? Những biểu hiện khi bé bị chàm

Là một bệnh da liễu thường gặp ở nhiều đối tượng, tùy vào độ tuổi và cơ địa khác nhau mà những biểu hiện về chàm có sự khác nhau. Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, có khoảng 15% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi mắc các bệnh chàm thường gặp.

Chàm là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ và có khả năng điều trị cao


Nhìn từ mắt thường, những vết chàm trên da bé khá giống với da khô của người lớn, chúng dày lên hoặc hình thành các chấm đỏ trên da, theo thời gian sẽ rất dễ hình thành nên sẹo. Nhiều trẻ bị chàm ở má, nhiều trẻ bị chàm ở mặt, khuỷu tay, khuỷu chân, rồi vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh, chàm khô ở trẻ em, ở mức độ nặng hơn sẽ lan ra khắp người.

Bé bị chàm thường cảm thấy ngứa da, khiến bé hình thành phản xạ gãi. Tuy nhiên vòng xoáy về bệnh lý ngứa – gãi khiến da bị trầy xước, có thể dẫn đến viêm da.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm rất đa dạng, từ các yếu tố bên trong và những tác động bên ngoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền từ cha mẹ và người thân cũng rất dễ con trẻ mắc bệnh chàm. Ngoài ra còn những yếu tố khách quan khác như:

- Do cơ địa của bé, có những bé xuất hiện vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh, có những bé bị chàm đỏ ở má, …bởi cơ thể của bé còn rất non nớt, khi gặp những yếu tố có lợi từ môi trường sống sẽ xuất hiện những hình thành của bệnh. Bé khi bị chàm rất dễ tái phát thường xuyên, tuy nhiên đa số trẻ khi lớn lên thì vết chàm được lắng xuống hoặc biến mất hoàn toàn.

- Một nguyên nhân khác thường thấy là do trẻ được tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng trong gia đình như chăn màn, áo quần, khăn , hay bị dị ứng các thức ăn không hợp với cơ địa.

- Sức đề kháng của trẻ còn khá yếu ớt, trẻ khi bị rối loạn các chức năng tiêu hóa, bài tiết và sự biến đổi về nội tiết ở bên trong cơ thể cũng dễ dàng khiến bé bị chàm.

 

Theo dõi tình trạng chàm ở trẻ để tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả

3. Cách chữa bệnh chàm ở trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, bé rất dễ mắc phải chàm sữa. Ở độ tuổi còn rất nhỏ, rất dễ bị tổn thương nếu như người lớn tác động không đúng cách khiến nhiều phụ huynh băn khoăn về cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Có nhiều câu hỏi khiến cha mẹ lo lắng, đỗi khi gây nhiễu thông tin, liệu trẻ sơ sinh bị chàm bôi thuốc gì? Kết hợp ăn uống và dùng các phương pháp tự nhiên ra sao cho hợp lý? Nên trị chàm sữa cho bé bằng phương pháp dân gian hay y học hiện đại?

Trẻ có làn da cực kỳ nhạy cảm, gấp 5 lần người lớn, đồng thời sức đề kháng của trẻ khá yếu ớt, vì vậy khi cha mẹ điều trị chàm cho trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh cần hết sức thận trọng. Sau đây là một số phương pháp chữa chàm cho trẻ nhỏ hiệu quả mà cha mẹ nên tham khảo:

3.1. Tắm hàng ngày và luôn giữ ẩm cho trẻ

Việc bé được tắm đúng cách hàng ngày sẽ góp phần điều trị chàm ở trẻ một cách nhanh hơn. Tuy nhiên, khi tắm cha mẹ cần chú ý không nên dùng nước ở nhiệt độ cao để tắm cho bé, nước nóng sẽ dễ dàng làm da của trẻ bị tổn thương. Đồng thời cần cân nhắc lựa chọn các sản phẩm dầu gội, sữa tắm phù hợp với làn da của trẻ, tránh các sản phẩm khiến da của bé bị nhạy cảm.

Khi tắm gội cho bé xong, cần lau khô người bằng khăn mềm cho bé, đồng thời nên sử dụng thêm cho bé kem chống ẩm cho bé bị chàm, chú ý sản phẩm không gây kích ứng da, đảm bảo da bé luôn được mềm mại, khô thoáng và sách sẽ.

3.2. Sử dụng các bài thuốc dân gian

Các phương pháp trị chàm ở bé được truyền lại từ đời này qua đời khác luôn được nhiều cha mẹ lựa chọn và áp dụng, bởi tính an toàn, tự nhiên. Lá trà xanh, bột nghệ, gel chiết xuất từ tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên là những nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm và dễ thực hành điều trị cho bé tại nhà.

- Với bột nghệ, phụ huynh chỉ cần hòa cùng với nước, đun sôi sau đó để nguội, dùng khăn sạch thoa lên vùng da bị chàm của bé. Hoặc bột nghê rắc và đắp lên vùng bị chàm cũng rất hiệu quả, đồng thời có tác dụng giảm ngứa.

- Với lá trà xanh, cha mẹ cần chú ý rửa sạch, hòa nước muối rồi ngâm trong thời gian ngắn, sau đó đun sôi tương tự như bột nghệ và ngâm vùng da của bé bị chàm 2 -3 lần trên ngày. Lá trà xanh có tác dụng sát trùng và khả năng kháng khuẩn cực tốt, do vậy dễ dàng loại bỏ dần và chữa chàm sữa cho bé hiệu quả.

Lá trà xanh hiệu qua có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng hiệu quả với trẻ bị chàm

Bên cạnh đó, dầu dừa hay các loại gel được chiết xuất từ lô hội cũng được nhiều cha mẹ lựa chọn điều trị. Các sản phẩm được bày bán khá nhiều tại các hiệu thuốc, hoặc cha mẹ có thể làm tại nhà để điều trị cho con an toàn.

3.3. Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị

Để an toàn và hiệu quả nhất, nên đưa trẻ đến bệnh viện gặp các bác sĩ tư vấn, từ đó bệnh chàm của trẻ được theo dõi và điều trị kịp thời nhất. Khi bắt đầu thấy các dấu hiệu của bệnh, trẻ nổi nhiều mụn nước rồi bắt đầu nứt ra khiến trẻ ngứa gãi, khó chịu bố mẹ cần nghĩ ngay phương án đưa trẻ đến bệnh biện và điều trị. Tuy bệnh chàm ở trẻ thường không gây nhiều nguy hiểm ở trẻ, tuy nhiên cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý khi điều trị và chăm sóc con.

Hi vọng rằng bài viết trên đây là câu trả lời hữu ích của nhiều cha mẹ khi đang phân vân và tham khảo các phương pháp điều trị chàm cho trẻ. Hãy tạo môi trường sống lành mạnh để con luôn được phát triển khỏe mạnh, an toàn, tránh được những tác động gây hại cho bé từ bên ngoài.

4.5 sao, trên tổng số 211 lượt đánh giá.

Bình luận